Long An là tỉnh có mạng lưới giao thông đường thủy nội địa rất thuận lợi, đóng vai trò quan trọng giảm tải áp lực cho giao thông đường bộ, đồng thời thúc đẩy nền kinh tế – xã hội phát triển bền vững.

Những tiềm năng trong phát triển hệ thống đường thủy nội địa

Long An có hệ thống sông ngòi, kênh rạch chằng chịt là điều kiện tiên quyết để phát triển giao thông đường thủy. Hai con sông lớn chảy qua địa phương này là Vàm Cỏ Đông và Vàm Cỏ Tây hợp nhất thành sông Vàm Cỏ và đổ ra cửa biển Soài Rạp. Hai tuyến đường thủy chính này có vai trò đặc biệt quan trọng, trải dọc hai bên bờ sông là hàng trăm bến thủy nội địa, bến đò để tiếp nhận hàng hóa vận tải và khách di chuyển. Các tuyển kênh rạch điển hình như: Thủ Thừa, 79, 12, Dương Văn Dương, Xáng Lớn, Bo Bo, Nhơn Xuyên hay 61, … tỏa đi khắp nơi trong và ngoài tỉnh, vận chuyển hàng hóa và hành khách không chỉ cho Long An mà còn cho các tỉnh Đông và Tây Nam Bộ.

Dưới sự quan tâm chỉ đạo của sở Giao thông Vận Tải, thời gian quan Cảng vụ Đường thủy nội địa Long An đã tích cực đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao ý thức của các cá nhân, tổ chức trong chấp hành pháp luật Đường thủy nội địa, không để xảy ra sự cố tai nạn trong vùng nước trước bến thủy, bến đò. Đồng thời các cảng vụ viên cũng thường xuyên có mặt nhắc nhở, hướng dẫn người dân những biên pháp giảm ùn ứ giao thông, đặc biệt khi lượng hành khách qua lại bến ngày càng cao do nhu cầu đi lại, giao thương ngày càng lớn.

Với hàng trăm bến thủy nội địa hiện đang hoạt động góp phần rất lớn trong việc kết nối giao thương giữa Long An và nhiều tỉnh thành lân cận, tạo động lực thúc đẩy nền kinh tế – xã hội phát triển. Xong cũng tồn tại vấn đề là phải quản lý hệ thống đường thủy nội địa này sao cho hiệu quả để vừa khai thác hết công suất, vừa đảm bảo an toàn cho hàng khách. Trách nhiệm này thuộc về lãnh đạo địa phương tỉnh Long An và các cảng vụ viên trực tiếp quản lý giao thông đường thủy nội địa.

Cần tăng cường quản lý hệ thống đường thủy nội địa tại Long An

Qua kiểm tra, giám sát, các quy định trong Luật giao thông đường thủy nội địa và các văn bản pháp luật liên quan vẫn còn bị một vài chủ phương tiện, người lái phương tiện và chủ bến chưa thực sự quan tâm, chấp hành. Nhiều bến thủy nội địa hoạt động không có giấy phép hoặc quá hạn giấy phép từ lâu. Bên cạnh đó, người tham gia giao thông đường thủy nội địa cũng còn thiếu ý thức, nhiều tường hợp không mặc áo phao, không sử dụng phao cầm tay và dụng cụ cứu sinh khi qua phà; không đăng kiểm, đăng ký phương tiện, tự ý giao phương tiện cho những người chưa có bằng điều khiển; ….

Thời gian qua, Cảng vụ Đường thủy nội địa Long An đã trực tiếp kiểm tra, lập biên bản xử lý nhiều trường hợp vi phạm Luật giao thông Đường thủy nội địa trên địa bàn. Tuy nhiên tồn tại một bất cập trong công tác quản lý như: trách nhiệm của Cảng vụ Đường thủy nội địa thuộc Sở Giao thông vận tải là kiểm tra, cấp giấy phép hoạt động và đảm bảo an toàn giao thông ở các bến thủy nội địa trên địa bàn tỉnh. Nhưng đơn vị này lại chỉ được cấp phép cho phương tiện vào và ra bến thủy nội địa trên tuyến đường thủy nội địa cho tỉnh quản lý. Còn lại, các bến thủy nội địa trên tuyến đường thủy nội địa thuộc Trung ương quản lý (trên địa bàn tỉnh) lại do Cảng vụ Đường thủy nội địa thuộc Cục Đường thủy nội địa Việt Nam kiểm tra, thu phí và không nộp vào ngân sách chi cho việc đảm bảo an toàn giao thông của tỉnh. Còn tỉnh lại phải chịu trách nhiệm hoàn toàn trước mọi sự cố tai nạn xảy ra.

Vậy nên cần có những thay đổi trong tổ chức quản lý hệ thống Đường thủy nội địa của Long An. Tất cả các bến thủy nội địa thuộc địa giới hành chính của Long An cần do Cảng vụ Đường thủy nội địa trực thuộc Sở Giao thông vận tải thu phí, lệ phí để nộp vào ngân sách phục vụ cho công tác đảm bảo an toàn giao thông đường thủy nội địa trên địa bàn.

Làm tốt công tác quản lý là tiền đề quan trọng để hệ thống đường thủy nội địa của Long An phát triển, góp phần giảm tải gánh nặng cho các loại hình giao thông khác (đường bộ và đường sắt). Vận tải đường thủy nội địa có lợi thế rất lớn trong việc trung chuyển hàng hóa do công suất vận tải lớn, do vậy nó sẽ là đòn bẩy hữu hiệu thúc đẩy sự phát triển kinh tế – xã hội tỉnh Long An.

Hệ thống hạ tầng giao ngày càng hoàn thiện giúp Long An thu hút thêm nhiều nhà đầu tư trong nước và quốc tế đến với địa phương, trong đó có các chủ đầu tư bất động sản. Những năm qua là thời kỳ nở rộ của các dự án tại Long An, nhiều dự án lớn nhỏ được cấp phép xây dựng và đưa vào khai thác góp phần thay đổi rất lớn bộ mặt hạ tầng đô thị trên địa bàn. Một trong những dự án tiêu biểu không thể không nhắc đến là Waterpoint Long An – siêu đô thị tại xã An Thạnh, huyện Bến Lức. Với vị trí thuận lợi nằm trên mặt tiền đường tỉnh lộ 824, kết nối giao thương dễ dàng và điều kiện tiện nghi hiện đại, dự án Waterpoint xứng đáng là lựa chọn hàng đầu để an cư lạc nghiệp hoặc đầu tư sinh lời cho quý khách hàng trong năm 2022!